Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Bao lâu sẽ khỏi bệnh gout nếu điều trị bằng thuốc?

Hỏi: Chào bác sĩ. Em năm nay 37 tuổi. Khoảng 6 tháng gần đây em hay bị đau mắt cá chân, khi đi khám bác sĩ kết luận em bị Gút và đến hiện giờ em vẫn uống thuốc theo đơn được kê sau khi khám nhưng đi nhiều vẫn bị đau lại. Xin hỏi bác sĩ nếu uống thuốc như thế này thì bao lâu bệnh sẽ khỏi? Có cách điều trị nào khác không? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều?
                                                                      (Mạnh Tuấn, Vĩnh Phúc)


Trả lời

Chào bạn Tuấn, chúng tôi cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc về Phòng khám Mỹ Việt, dựa theo những chia sẻ trên của bạn, bác sĩ xương khớp Nguyễn Ngọc Nga của Phòng khám Mỹ Việt trả lời như sau:
Bệnh gout là một dạng rối loạn chuyển hóa làm tăng axit uric máu gây lắng đọng natri urat ở các khớp, biểu hiện bằng những cơn đau viêm khớp cấp tính. Hiện nay, việc điều trị bệnh gout đã trở nên phổ biến và có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị bệnh gout bằng thuốc Tây y, Đông y hoặc thuốc Bắc, thuốc Nam theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Tuy nhiên, điều trị bệnh gout hay bất kỳ bệnh lý nào khác đi nữa, bản thân bác sĩ và thuốc chỉ đóng vai trò tương đối. Thay vào đó, yếu tố chính quyết định đến hiệu quả điều trị không ai khác mà chính là bản thân người bệnh và các phương pháp hỗ trợ khác khi dùng thuốc.
Các thuốc sử dụng trong điều trị gout quẩn quanh cũng chỉ có thuốc làm giảm acid uric máu, giảm viêm, giảm sưng đau. Do đó, chế độ ăn nếu không hạn chế lượng đạm đưa vào thì acid uric trong máu không thể giảm và làm bùng lên đợt gout cấp, việc đi lại nhiều cũng ảnh hưởng đến bệnh. Vì thế, thời gian điều trị gout không có mốc thời gian nhất định mà tùy thuộc vào từng người bệnh, có người điều trị 1 đợt và ăn uống kiêng cữ là cả đời không tái phát gout cấp, nhưng có người dùng thuốc liên tục mà vẫn xuất hiện cơn đau.
Do đó, với tình trạng hiện nay của bạn, chúng tôi khuyên bạn ngoài sử dụng thuốc điều trị kê theo đơn, cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với thể trạng như hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin như phủ tạng động vật, thịt đỏ (bò, cá hồi...), hải sản; giảm cân nếu thừa cân; không uống rượu; uống nhiều nước, đặc biệt là nước uống có kiềm khoáng như soda.
Bạn cũng nên tái khám định kỳ tại các cơ sở chuyên  khoa cơ xương khớp uy tín để kiểm tra xem có yếu tố nào khác đi kèm góp phần gây tăng acid uric máu như bệnh thận, bệnh lý rối loạn chuyển hóa... đồng thời để bác sĩ điều chỉnh lại liều lượng thuốc thích hợp cho tình trạng bệnh của bạn.

Để nhận được sự tự vấn và giải đáp mọi thắc mắc về các bệnh xương khớp, xin vui lòng liên hệ với Phòng khám Mỹ Việt qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 620 Hoàng Hoa Thám - Tây Hồ - Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét