Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Khi nào là cần thiết để phẫu thuật thay khớp háng?

Chào bác sĩ, bố em năm nay 63 tuổi, bố em đã bị thoái hóa khớp háng từ hơn 2 năm nay, liệu rằng bố em có thể phẫu thuật thay khớp háng để chấm dứt bệnh lý này không ạ? Phẫu thuật thay khớp háng có gây ra ảnh hưởng gì tiêu cực hay tác dụng phụ sau phẫu thuật cho sức khỏe không ạ? Ngoài ra còn phương pháp nào khác để điều trị cho bố em không? Em cảm ơn bác sĩ !
                                                        (Mạnh Tuấn, Nam Định)

Chào bạn Tuấn, chúng tôi cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc về địa chỉ benhxuongkhop620.com, bác sĩ xương khớp Nguyễn Ngọc Nga của Phòng khám Mỹ Việt trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Phẫu thuật thay khớp háng ngày càng phổ biến và đang được xếp hạng là loại phẫu thuật đặc biệt tại các bệnh viện lớn, các trung tâm chấn thương chỉnh hình. Phẫu thuật này bao gồm lấy bỏ phần chỏm của xương đùi, ổ cối của xương chậu và thay thế bằng các vật liệu nhân tạo. Hiệu quả đạt được là sau mổ bệnh nhân đỡ đau, cải thiện tình trạng vận động của khớp.
Những bệnh lý nào cần thiết phải thay khớp háng?
Các bệnh lý có thể phải phẫu thuật thay khớp háng bao gồm:
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp nguyên phát hoặc thứ phát, sau khi bị gãy ổ cối do chấn thương, trật khớp háng bẩm sinh hoặc thiểu sản khớp, trật khớp háng do chấn thương, bệnh Legg-Perthes-Calve, bệnh paget, bệnh Hemophilia.
- Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
- Viêm mủ khớp háng hoặc cốt tủy viêm do đường máu hoặc sau chấn thương.
- Khớp giả cổ xương đùi.
- Thất bại sau tạo hình khớp háng.
- Gãy cổ xương đùi.
- U vùng cổ, chỏm xương đùi hoặc ổ cối.
- Các rối loạn khớp háng di truyền.
Rất tiếc trong thắc mắc gửi về phòng khám bạn chưa chia sẻ cụ thể tình trạng thoái hóa khớp háng hiện tại của bố bạn như thế nào, vấn đề đi lại, đã điều trị ra sao. Tuy nhiên, nếu cơn đau khớp háng kéo dài dai dẳng dù đã điều trị tích cực bằng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu, bạn nên đưa bố đến các bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín để phẫu thuật thay khớp háng. Thay vì cứ để lâu, cơn đau sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đi lại khó khăn, nhất là lên hoặc xuống cầu thang.
Hiệu quả và hạn chế phẫu thuật thay khớp háng
Phẫu thuật thay khớp háng đã mang lại nhiều thành công, giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau, phục hồi khả năng vận động của khớp. Ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân cần phải kết hợp chương trình luyện tập phục hồi chức năng do bác sĩ hướng dẫn trực tiếp sau quá trình mổ, đồng thời khi xuất viện về nhà tự tập.
Tuy nhiên, thay khớp háng là một phẫu thuật lớn nên cũng có khi xảy ra một số biến chứng sau phẫu thuật như:
- Tắc mạch: Xuất hiện những cục máu đông trong lòng mạch sau phẫu thuật khớp.
- Nhiễm trùng: Có khi là nhiễm trùng vết mổ, có khi là nhiễm trùng sau bên trong khớp.
- Trật khớp: Tùy theo loại khớp nhân tạo, đường mổ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tay nghề bác sĩ phẫu thuật mà tỉ lệ trật khớp sẽ là khác nhau.
- Lỏng khớp: Theo thời gian, sự dính kết giữa khớp nhân tạo với xương của người bệnh sẽ bị yếu đi, khớp nhân tạo sẽ bị lỏng.
- So le chi: Nếu trước phẫu thuật, bác sĩ không đo chính xác kích cỡ khớp nhân tạo thích hợp với tình trạng khớp háng của bệnh nhân thì sẽ gây biến chứng so le chi.
- Cứng khớp: Phần mềm xung quanh khớp xơ cứng làm giới hạn vận động của khớp háng nhân tạo.
Tuy nhiên phương pháp này còn có nhược điểm là sự mòn khớp, tiêu xương do phản ứng sinh học từ các mảnh vỡ, là vấn đề lớn giới hạn tuổi thọ của khớp nhân tạo.
Thay khớp háng nhân tạo được lựa chọn để điều trị những bệnh lý khớp háng khi tất cả phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Do vậy bạn nên đưa bố đến các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.
Để nhận được sự tự vấn và giải đáp mọi thắc mắc về các bệnh xương khớp, xin vui lòng liên hệ với Phòng khám Mỹ Việt qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 620 Hoàng Hoa Thám - Tây Hồ - Hà Nội.

Chúc bố bạn sớm bình phục!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét