Thoái
hóa khớp là tình trạng thoái hóa, tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm
theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp, có biểu hiện lâm sàng bởi đau
khớp và cột sống mạn tính, không có biểu hiện viêm. Thoái hóa khớp thường xảy
ra ở các khớp chịu lực nhiều như: cột sống, gối, gót chân. Vậy có những nguyên
nhân nào dẫn đến bệnh lý xương khớp này.
>>> Đọc thêm: http://chuabenhxuongkhop620.blogspot.com/2017/05/dieu-tri-benh-thoai-hoa-xuong-khop-hieu-qua.html
>>> Đọc thêm: http://chuabenhxuongkhop620.blogspot.com/2017/05/dieu-tri-benh-thoai-hoa-xuong-khop-hieu-qua.html
Tuổi tác và giới tính
Khi
già đi, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn dần giảm chức năng tổng
hợp chất làm nên colagen và mucopolysacarit, khiến chất lượng sụn kém đi, mất dần
tính đàn hồi và chịu lực.
Hai
yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng đến tần suất thoái hóa khớp trong cộng đồng,
tần suất và tỷ suất mắc bệnh thoái hóa khớp tăng từ 2 - 10 lần ở độ tuổi 65 so
với độ tuổi 30 và tiếp tục tăng nhanh sau đó. Những phụ nữ dưới 50 tuổi có khả
năng mắc bệnh nhiều hơn nam giới và ảnh hưởng chủ yếu ở các khớp gối bàn tay.
Do di truyền
Thoái
hóa khớp là bệnh có tính di truyền. Biểu hiện qua việc nếu trong gia đình bố hoặc
mẹ bị thoái hóa xương khớp thì khả năng con cái mắc bệnh lý này là không tránh
khỏi.
Béo phì
Béo
phì có mối quan hệ mật thiết với bệnh thoái hóa xương khớp ở mọi vị trí, ngay cả
những khớp nhỏ như khớp bàn tay, ảnh hưởng này ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Người
béo phì sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn ở người bình thường, đồng thời
béo phì còn làm tăng độ nặng của bệnh nên nếu giảm cân sẽ làm giảm được nguy cơ
tiến triển của bệnh .
Hormone
Tần
suất thoái hóa khớp có khả năng tăng nhanh sau độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ. Thiếu
estrogen ở nữ giới cũng có thể là một trong những yếu tố gây nên thoái hóa xương
khớp.
Dinh dưỡng
Người
có nồng độ vitamin D trong máu thấp có nguy cơ bị thoái hóa tại khớp gối, khớp
háng đồng thời tăng tần suất mắc cũng như tiến triển của bệnh. Ngoài ra, người
có nồng độ vitamin C cao ít có nguy cơ mắc thoái hóa xương khớp hơn so với người
có nồng độ vitamin C thấp .
Tính chất nghề nghiệp
Một
số nghề nghiệp phải sử dụng xương khớp quá mức cũng khiến tần suất thoái hóa xương
khớp tăng, nhất là ở những người nông dân thì dễ có nguy cơ thoái hóa khớp háng
cao gấp 2 lần so với tần suất trung bình trong dân số.
Một
số nguyên nhân gây bệnh còn có thể do người bệnh có tiền sử bị chấn thương mạnh
tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá,
bóng chuyền…).
Dù
do nguyên nhân nào thì bạn cũng nên biết xây dựng sinh hoạt, chăm sóc và lắng
nghe cơ thể của mình để có những phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý
này, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Để nhận được sự tự vấn và giải đáp
mọi thắc mắc về các bệnh xương khớp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa
chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét