Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Phương pháp điều trị gai cột sống khỏi lâu dài

Bệnh gai cột sống không gây chết người nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động. Khi gai xương chèn ép phần tủy sống, dây chằng sẽ gây ra những biến chứng như: Các cơn đau làm hạn chế vận động, rối loạn tuần hoàn não, teo cơ, thậm chí là liệt cột sống.


Dùng thuốc, vật lý trị liệu, thủy châm, châm cứu bấm huyệt thông thường chỉ có tác dụng giảm đau, giảm bớt các triệu chứng lâm sàng, hiệu quả điều trị không cao và có thể tái phát khi ngừng sử dụng.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa các bệnh về xương khớp, phương pháp chữa gai cột sống bằng “Tân châm nhắm trúng đích” của phòng khám Mỹ Việt đã được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn và hài lòng bởi những ưu điểm vượt trội như:
ü Không phẫu thuật, không phải nằm viện.
ü Chi phí điều trị thấp.
ü Hiệu quả nhanh.
ü Điều trị 1-3 lần là khỏi bệnh, 15 ngày tân châm một lần.
ü Không gây đau, không ảnh hưởng tới công việc và học tập.
ü Khỏi bệnh lâu dài, tránh tái phát, an toàn với cơ thể.
Thủ thuật điều trị: Đây là phương pháp châm cứu mới cải tiến của Đông y, kim tân châm sử dụng trong điều trị là loại kim đặc chế đầu tròn. Trước khi hỗ trợ điều trị bác sĩ xác định chính xác vị trí huyệt vị, nhắm đúng vào vị trí bệnh, thủ thuật này gần giống như nhắm bắn bia trên thao trường, nhắm chuẩn đích để bắn. Sau khi tân châm bác sĩ sẽ kê liệu trình thuốc Đông y, tùy theo tình trạng bệnh có thể uống từ 10 - 30 ngày. Chức năng thuốc Đông y là dưỡng gân bổ khớp, ngăn chặn sự thoái hóa và phòng tránh tái phát.
Hiệu quả điều trị: Bóc tách dây thần kinh bị chèn ép, nới lỏng căng gân cơ, hồi phục những tổn thương cũ như đứt rách gân cơ hoặc dây chằng, kích thích tăng cường khí huyết vận hành và chất chuyển hóa. Khôi phục vùng gân cơ, dây chằng bị tổn thương, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, kích hoạt tuần hoàn máu trong vùng bị bệnh, giải độc nhú gai.

Trên đây, Phòng khám Mỹ Việt đã chia sẻ cho bạn cách chữa dứt điểm bệnh gai cột sống. Nếu bạn đang có triệu chứng nghi ngờ bệnh mà chưa chắc chắn, hay đã bị bệnh mà chữa mãi vẫn không hết, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tự vấn và giải đáp mọi thắc mắc qua Hotline 0906 011 588 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Mỹ Việt – 620 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội.

Phòng ngừa hiệu quả bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống không gây chết người nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động. Khi gai xương chèn ép phần tủy sống, dây chằng sẽ gây ra những biến chứng như: Các cơn đau làm hạn chế vận động, rối loạn tuần hoàn não, teo cơ, thậm chí là liệt cột sống. Gai cột sống là bệnh lý xương khớp hoàn toàn có thể ngăn ngừa được, chỉ cần bạn ghi nhớ và tuân thủ những lưu ý dưới đây
>>> Đọc thêm: http://chuabenhxuongkhop620.blogspot.com/2017/04/phuong-phap-dieu-tri-gai-cot-song-khoi-lau-dai.html


Chế độ dinh dưỡng hợp lý

- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi - nguyên tố chính yếu cấu thành xương.
- Dùng các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương để cung cấp một lượng canxi đáng kể.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
- Bổ sung các loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày của bạn để có một hệ xương chắc khỏe:
+ Sử dụng xương ống hay sụn sườn bò, lợn để hầm canh hàng ngày vì những loại thực phẩm này chứa nhiều glucosamin và chondroitin - những hợp chất tự nhiên, giúp sụn chắc khỏe, bổ sung nguồn canxi cho cơ thể.
+ Đậu nành là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương.
+ Nấm và mộc nhĩ không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch…
+ Bổ sung một số loại trái cây như ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi để cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
+ Cà rốt rất giàu vitamin A và E - hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C giúp cho xương khớp chắc khỏe.

>> Đọc thêm: http://chuabenhxuongkhop620.blogspot.com/2017/04/trieu-chung-canh-bao-gai-cot-song.html

Tập thể dục thường xuyên

- Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tập thể dục buổi sáng 10 -15 phút với các bài tập thở, thực hiện các động tác vận động phần cột sống về tất cả các hướng .
- Tránh những môn thể thao quá sức, vận động khó, chỉ nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga.
- Thường xuyên đi ra ngoài trời để tăng tạo vitamin D khi da tiếp xúc với ánh nắng.

Tránh các thói quen xấu

-  Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
- Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ. Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.
- Không hút thuốc lá.
- Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh.

Gai cột sống là một quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian, tuổi tác nên rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên nhiều người có gai cột sống nhưng không đau và khỏe mạnh là nhờ họ tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện để giữ cho cột sống khỏe.

Theo blog chuabenhxuongkhop620

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Triệu chứng cảnh báo gai cột sống

Bản chất của bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên hai bên thân của cột sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Bệnh gây ra cảm giác đau ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê chân tay, làm giới hạn vận động.


Nhận biết sớm những triệu chứng của gai cột sống là cần thiết, vì điều này có thể giúp bạn phòng tránh những tổn thương, biến dạng cột sống nghiêm trọng và nguy cơ tàn phế có thể xảy ra.


Hầu hết các trường hợp mắc gai cột sống thường không có triệu chứng rõ rệt, chỉ đến khi gai xương cọ sát với những xương khác hoặc những phần mềm xung quanh như dây thần kinh, dây chằng thì mới khiến người bệnh có cảm giác đau đớn. Một số biểu hiện thông thường của bệnh nhân gai cột sống bao gồm:

-         Xuất hiện cơn đau thắt lưng hoặc đau sau gáy âm ỉ. Bệnh nhân cảm thấy đơ, bị hạn chế vận động. Khi vận động cơ thể hoặc giữ cơ thể ở một tư thế lâu thì cơn đau tăng lên, giảm đau khi nghỉ vận động.

-        Khi gai xuất hiện nhiều, nó sẽ chèn dây thần kinh ở cột sống cổ gây cảm giác đau tê cổ, lan xuống cánh tay, bàn tay, đau dọc xuống hai chân.
-         Cơ bắp yếu đi, đặc biệt là ở vùng chân và tay.
-         Mất kiểm soát, rối loạn ở đường đại tiện hoặc tiểu tiện.Đối với những người bị gai đốt sống cổ, triệu chứng thường là đau lan xuống vai, kèm theo nhức đầu.
-         Đối với những người bị gai đốt sống thắt lưng, người bệnh cảm giác đau ê ở hai mông và đau lan xuống hai chân, tê cả bàn chân.


Khi nhận thấy cơ thể gặp phải một số triệu chứng gai cột sống kể trên, bạn không nên chủ quan mà cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa xương khớp uy tín để thăm khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Nhớ truy cập blog xuongkhop620 để tích lũy thêm nhiều kiến thức hay nhé

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống hay còn gọi là vôi hóa cột sống. Bản chất của bệnh là sự phát triển thêm ra của xương trên hai bên thân của cột sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Khu vực thắt lưng và cổ thường hay mắc chứng bệnh này nhất, khiến người bệnh cảm giác đau ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê chân tay làm giới hạn vận động. Vậy những nguyên nhân nào gây bệnh gai cột sống này?
>>> Đọc thêm: http://chuabenhxuongkhop620.blogspot.com/2017/04/phuong-phap-dieu-tri-gai-cot-song-khoi-lau-dai.html

Gai cột sống do nhiều nguyên nhân gây ra

Sự lắng đọng canxi ở dây chằng đốt sống

Tình trạng này thường gặp ở những người cao tuổi. Khi cột sống trở nên thoái hóa cùng quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, canxi lắng đọng dưới dạng calcipyrophosphat  và hình thành những gai xương trên dây chằng. Ngoài ra, viêm dây chằng đốt sống nhiều lần cũng có khả năng gây xơ hóa và đóng canxi ở các gốc dây chằng đốt sống, dẫn đến mọc gai xương.

Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống do lao động nặng, làm việc và sinh hoạt sai tư thế,…có thể khiến xương và khớp ở cột sống bị tổn thương. Cơ thể phải tự sửa chữa những vùng bị tổn thương bằng cách kích thích các tế bào tạo xương hoạt động nhiều hơn và dẫn đến xương thừa. Bề mặt xương vì vậy cũng trở nên gồ ghề và hình thành gai cột sống. Chấn thương cột sống cũng kích thích phản ứng viêm ở dây chằng và dẫn đến gai xương.

Đĩa sụn đốt sống bị hư mòn

Viêm khớp đốt sống gây ảnh hưởng đến sụn đốt sống, lâu ngày khiến bề mặt sụn bị hao mòn, xẹp xuống, mất đi độ trơn láng, trở nên sần sùi và thô ráp. Các dây chằng của đốt sống cũng bị trùng giãn làm hai bề mặt xương tiếp xúc và ma sát với nhau nhiều hơn. Khi đó, cơ thể sẽ tự phản ứng và điều chỉnh lại bằng cách làm dày dây chăng để khắc phục hiện tượng này nhưng lại khiến canxi tụ ở dây chằng, dẫn đến sự phát triển của chồi xương.

Yếu tố di truyền và giới tính

Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về cột sống hay cấu tạo của cột sống bất thường cũng có nguy cơ bị gai cột sống rất cao. Bên cạnh đó, giới tính cũng ảnh hưởng đến khả năng mắc phải căn bệnh này do tỉ lệ nam giới bị gai cột sống nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ bước vào giai đoạn sau mãn kinh lại có tỉ lệ mắc bệnh tương đương phái nam.


Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Làm sao phòng bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính khó điều trị dứt điểm nên việc phòng ngừa đóng vai trò quan trọng nhằm giảm sự hình thành cũng như sự tiến triển của bệnh, hạn chế nguy cơ biến dạng khớp, phòng trừ bại liệt. Một số biện pháp giúp bạn phòng tránh bệnh xương khớp dạng thấp sẽ được phòng khám Mỹ Việt chia sẻ dưới đây.



Đảm bảo môi trường sống tốt
Các chuyên gia cho rằng môi trường sống ẩm thấp, thời tiết mưa lạnh là nguyên nhân ảnh hưởng đến các khớp, lâu dần sẽ dẫn tới bệnh viêm khớp dạng thấp, do đó phải đảm bảo không gian sống của gia đình, ở những nơi cao ráo, không khí trong lành, tránh ẩm thấp…
Chăm sóc sức khỏe tốt sau phẫu thuật
Cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi sau phẫu thuật là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, nên sau khi làm phẫu thuật, đặc biệt là các phẫu thuật liên quan đến xương khớp cần phải nhanh chóng ăn uống bồi bổ, luyện tập để nhanh hồi phục, vệ sinh đúng cách để tránh viêm nhiễm, hạn chế điều kiện cho bệnh phát sinh.
Khám sức khỏe định kỳ là cần thiết
Đây là bệnh tự miễn, do cơ thể tự sản sinh ra nên đôi khi chúng ta không thể chủ động phòng tránh bệnh được. Bệnh viêm khớp dạng thấp khi mới xuất hiện rất khó phát hiện vì bệnh có thể bắt đầu bằng những triệu chứng mơ hồ như đau nhức khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng. Hơn nữa việc chụp X-quang khớp thường không tìm thấy triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh. Không thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên một triệu chứng lâm sàng hoặc một kết quả xét nghiệm, mà phải là tổng hợp của tất cả các yếu tố đã nêu trên.
>>> Đọc thêm: http://chuabenhxuongkhop620.blogspot.com/2017/04/cach-tri-benh-thap-khop-bang-dong-y.html
Do đó, những đối tượng như người già, những người có tiền sử về bệnh xương khớp, những phụ nữ từ độ tuổi 30-50 nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín nhằm chủ động phát hiện bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu để điều trị bệnh hiệu quả.

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Cách trị bệnh thấp khớp bằng đông y

Chữa bệnh thấp khớp bằng Đông y đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân bởi nhiều ưu điểm như không gây đau, không sợ tác dụng phụ, bệnh sẽ khỏi lâu dài. Vậy chính xác thì phương pháp Đông y nào mới trị thấp khớp tối ưu nhất hiện nay?


Chữa thấp khớp bằng liệu pháp Tân châm

Để chữa bệnh thấp khớp hiệu quả, hiện nay phòng khám Mỹ Việt đang áp dụng liệu pháp Tân châm nhắm trúng đích. Đây là liệu pháp tân châm tiên tiến đang được ứng dụng phổ biến tại nước ngoài, giúp điều trị triệt để các bệnh về cơ xương khớp cũng như tổn thương tổ chức phần mềm.

Ưu điểm của liệu pháp này đó là không gây đau đớn, không cần phải phẫu thuật, không để lại biến chứng, điều trị đúng căn nguyên bệnh nên chỉ cần điều trị 1 lần là khỏi, tránh nguy cơ bệnh tái phát về sau.

Nguyên lý điều trị: trong quá trình điều trị, bác sỹ sẽ dùng kim châm đặc tác động vào vị trí bị tổn thương, mục đích là bóc tách những gân cơ và dây chằng bị dính kết, khôi phục khối gân cơ bị tổn thương, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, loại bỏ các triệu chứng đau do bệnh gây ra. Đồng thời cung cấp máu và oxy đến vùng khớp bị tổn thương, nhằm nuôi dưỡng khớp, giúp sụn nhanh tái tạo, điều trị dứt điểm bệnh thấp khớp.

Do dung lượng bài viết có hạn, vì vậy nếu bạn còn bât cứ những thắc mắc nào cần giải đáp về cách trị bệnh thấp khớp, hãy để lại coment bên dưới blog này để được trợ giúp nhanh nhất

Những triệu chứng hay gặp của bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp nếu không chữa trị để bệnh phát triển mạnh sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng sau này như khiến bệnh nhân bị liệt. Vậy nên việc nắm rõ những triệu chứng của bệnh thấp khớp để từ đó sớm có cách ngăn ngừa bệnh hữu hiệu là rất cần thiết. Sau đây blog chữa bệnh xương khớp 620 sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.


Một số triệu chứng bệnh thấp khớp

- Bị đau nhức các khớp: khớp bị đau sẽ thấy sưng đỏ, đó là do ở bên trong khớp đang tiết dịch, cơn đau xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, nếu cố vận động thì càng đau hơn. Vị trí đau thường xuất hiện ở khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, mắt cá chân sưng và đau..

- Bị tê cứng chân và cứng tay: thường vào buổi sáng sau khi thức dậy, phải nghỉ ngơi 1 lúc mới đỡ

- Khi chuyển sang giai đoạn nặng: thì người bệnh sẽ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, uể oải, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, ngủ không ngon giấc.

- Càng kéo dài thì các khớp dần trở nên tê cứng, có thể bị biến dạng khớp

- Ngoài ra ở vùng da khớp sẽ thấy xuất hiện các mẩn đỏ và lan rộng dần

Trên đây là một số triệu chứng hay gặp của bệnh thấp khớp. Khi có những dấu hiệu này hãy đi khám sớm để biết chắc chắn mình có bị bệnh hay không và được bác sỹ chuyên khoa tư vấn cách trị bệnh thấp khớp thích hợp, hiệu quả nhất.

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Bệnh thấp khớp là bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp xương, bệnh thường bắt gặp ở người trưởng thành và người già. Người mắc bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi dai dẳng, không thể tập trung làm việc. Vậy thực chất bệnh thấp khớp là gì, nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này. Đây là những kiến thức cơ bản mà bạn cần nắm được để chủ động phòng tránh, phát hiện cũng như đối phó bệnh hiệu quả.
>>> Đọc thêm: http://chuabenhxuongkhop620.blogspot.com/2017/04/cach-tri-benh-thap-khop-bang-dong-y.html


1. Bệnh thấp khớp là gì?

Theo các chuyên gia phòng khám Mỹ Việt thì bệnh thấp khớp còn có tên gọi khác là bệnh phong thấp, đây được coi là một căn bệnh tự miễn nhiễm (là trình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động chống lại chính các mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể), tức là do cơ thể tự phát, tự sản sinh ra. Bệnh liên quan trực tiếp đến hệ thống tự miễn dịch của con người, hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công lớp màng hoạt dịch khớp, gây ra viêm nhiễm dịch khớp, từ đó gây ra thấp khớp.

2. Nguyên nhân nào gây ra thấp khớp?

Thực tế hiện nay khoa học vẫn chưa thể chứng minh nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tấp khớp là gì bởi đây là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch trong cơ thể. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển bệnh:

Do tuổi tác: các số liệu thống kê đã chỉ ra những người ở độ tuổi trung niên, người già có tỷ lệ mắc bệnh cũng như nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần so với người trẻ, đặc biệt là trẻ em.

Do giới tính: nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh thấp khớp cao hơn nhiều lần so với nam giới, đặc biệt mức độ tổn thương nặng hơn và khó chữa trị hơn. Điều này được lý giải là do thể trạng sức khỏe của nữ giới vốn yếu hơn nam, cộng thêm việc phụ nữ phải trải qua nhiều thời điểm nhạy cảm trong đời (như mang thai, sinh nở, kinh nguyệt…), chính vì thế sức khỏe bị sa sút, hệ miễn dịch suy giảm, là nguyên nhân dẫn tới bệnh.

Do di truyền: thấp khớp được coi là bệnh di truyền, nếu trong gia đình họ hàng của bạn mà có người bị bệnh thấp khớp thì tỷ lệ bạn bị bệnh cũng cao hơn so với gia đình bình thường.

Do chế độ ăn uống không hợp lý: dẫn đến thừa cân, béo phì, là điều kiện thuận lợi để bệnh thấp khớp hình thành và phát triển.

Nguyên nhân khác: thói quen hút thuốc lá, người lười vận động, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, tiếp xúc nhiều với xăng dầu, bụi bẩn…

Trên đây là một số thông tin về bệnh thấp khớp là gì và nguyên nhân nào gây bệnh. Nếu bạn cần tư vấn về bệnh hãy để lại coment bên dưới blog chữa bệnh xương khớp 620 để được trợ giúp